Sau khi tốt nghiệp THPT, các bạn tân sinh viên chắc hẳn đang rất háo hức chuẩn bị hành trang cho một chương mới của cuộc đời mình. Khi lên đại học rồi thì việc tự học, thuyết trình, làm báo cáo, … là những việc không thể tránh khỏi. Vì vậy, một chiếc laptop luôn là người cộng sự hoàn hảo cho mọi sinh viên. Tuy nhiên, phải lựa chọn laptop như thế nào, mẫu laptop nào sinh viên nên mua để có thể sử dụng được bền và xuyên suốt cả 4 năm đại học? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết để lựa chọn người “cộng sự” cho các bạn tân sinh viên.
Lựa chọn laptop phải phù hợp với yêu cầu của ngành học
Để có thể lựa chọn một chiếc laptop phù hợp có thể song hành cùng bạn xuyên suốt 4 năm đại học, đầu tiên bạn phải xác định ngành học của mình cũng như hiểu về nhu cầu sử dụng các phần mềm nào cho việc học tập. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình sẽ chia nhu cầu sử dụng để lựa chọn laptop theo 4 ngành học như sau:
RAM đóng vai trò quan trọng trong tốc độ xử lý dữ liệu
Đối với sinh viên ngành IT, lập trình thì điều quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi mua laptop đó là dung lượng bộ nhớ RAM và ổ cứng. Các chương trình mà sinh viên IT thường xuyên sử dụng là C#, C++, Java, HTML, … Tuy yêu cầu không cao về cấu hình nhưng phải có hiệu năng xử lý tốt để có thể giải mã nhanh chóng được các câu lệnh, các thuật toán phức tạp, chạy được nhiều chương trình cùng lúc. Do đó, dung lượng RAM tối thiểu phải ở mức 8GB trở lên. Nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư nhiều RAM hơn nữa, nhưng nhớ để ý đến dung lượng RAM tối đa dòng chip của mình hỗ trợ để không bị “nghẽn cổ chai” nhé.
SSD cho tốc độ xử lý nhanh gấp 6-8 lần so với HDD đồng thời giá thành cũng cao hơn hẳn
Tại sao phải quan tâm tớ tốc độ đọc của ổ cứng thay vì chip CPU hay card màn hình. Công việc lập trình đòi hỏi máy bạn phải đọc nhanh các tệp dữ liệu phức tạp và có khối lượng tài nguyên đồ sộ. Ổ SSD dung lượng lớn từ 250GB trở lên là lựa chọn khuyến nghị. Ổ SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều lần so với ổ HDD, giúp cho việc mở các chương trình, load code nhanh chóng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi học tập và làm việc.
Về phần chip CPU hay card đồ họa thì bạn không cần phải quá quan tâm. CPU Intel Core i5 hay các dòng chip tương tự là được vì công việc lập trình không yêu cầu xung nhịp quá cao. Card màn hình rời cũng chỉ cần thiết với công việc lập trình game, app nhưng chỉ cần từ 2GB-4GB là đủ.
Thay vào đó, bạn nên chú ý đến kích thước màn hình và bàn phím để có những trải nghiệm học tập thoải mái nhất vì tính chất của ngành lập trình là phải ngồi miệt mài với máy. Màn hình nên lựa chọn kích thước lớn, độ phân giải Full HD và có độ tương phản tốt để dễ dàng đọc, viết và tra lỗi các dòng code. Bàn phím thì tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân, lựa chọn sao cho phù hợp và thoải mái nhất là được, không thì mua một bàn phím cơ riêng về gắn kèm vào gõ là sướng nhất.
Acer Swift 3 với thiết kế mỏng nhẹ hiện đại
Đây là một phiên bản trong dòng Acer Swift 3 từ thương hiệu Acer nổi tiếng. Ở phiên bản laptop Acer Swift 3 SF314-42-R0TR ta sẽ có ổ cứng 1TB PCIe SSD và 16GB RAM. Đây là phiên bản cho hiệu năng lập trình cao nhất trong các sản phẩm laptop của Acer mà bạn nên lựa chọn. Thông số của laptop Acer Swift 3 SF314-42-R0TR:
Trên đây là những điểm mà các bạn tân sinh viên ngành IT cần để ý khi lựa chọn laptop cho mình. Ở các phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cho các nhóm ngành còn lại cách lựa chọn laptop phù hợp.
>> Xem thêm về laptop Acer Nitro 5 – Học sinh, sinh viên nên mua laptop nào để học tập
Nhập khẩu và xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế, nhưng nộp thuế hải quan…
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe trong thời đại ngày nay không chỉ là một sự đảm bảo tài chính…
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một hình thức được ban hành nhằm tạo điều kiện cho các bên…
Tìm hiểu về ngân hàng miễn phí phí thường niên - một khái niệm tài chính quan trọng. Khám phá…
Trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống kinh doanh và tài chính trên khắp thế giới đang trải qua…
Bài viết hôm nay sẽ sẽ khám phá chi tiết về dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh nhất -…