Máy tính,

Màn hình cho đồ họa nên chọn độ phân giải nào?

 

Tính chất của thiết kế đồ họa thường làm việc với các chi tiết nhỏ. Độ phân giải màn hình càng lớn, chi tiết thể hiện càng sắc nét hơn. Tuy nhiên, màn hình cho đồ họa nên đáp ứng độ phân giải nào không phải là mọi designer đều nắm rõ, đặc biệt là các tân binh mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ hơn về độ phân giải của màn hình đồ họa chuyên nghiệp.

Độ phân giải màn hình là gì?

Độ phân giải là chỉ số cho biết lượng các điểm ảnh có thể hiển thị trên màn hình, thường được gọi là pixel. Thông thường các điểm ảnh này sẽ được sắp xếp theo 1 hàng và cột nhất định. Để tính độ phân giải của màn hình, người ta lấy số hàng nhân với số cột. Chẳng hạn như màn hình cho đồ họa có độ phân giải Full HD sẽ có 1920×1080. Khác với độ phân giải trên máy ảnh thường nhắc đến với chỉ số megapixel chỉ số điểm ảnh tối đa mà máy ảnh đó chụp được, độ phân giải màn hình là chỉ khả năng điểm ảnh hiển thị trên màn hình. 

 Độ phân giải  cho biết số lượng điểm ảnh hiển thị trên màn hình

 Độ phân giải  cho biết số lượng điểm ảnh hiển thị trên màn hình

Tuy nhiên, khả năng màn hình có thể hiển thị chi tiết được hay không ngoài độ phân giải lớn còn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ màn hình, kích thước màn hình và kích thước điểm ảnh. Chẳng hạn, màn hình có độ phân giải 2K (2569×1440) hiển thị ở màn hình 17inch sẽ không thể phát huy tối đa độ phân giải như ở màn hình 24inch.

4 tiêu chuẩn độ phân giải phổ biến hiện nay

HD (1280×720) là chuẩn trung bình hiện nay. Màn hình này cho chất lượng hiển thị tương đối. Nhưng với những designer thì chất lượng hình ảnh thiết kế có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng màn hình HD. 

Màn hình Full HD (FHD) độ phân giải 1920×1080, tỷ lệ khung hình thường là 16:9, cho khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét, mịn màng. Đây là độ phân giải tối thiểu.

4 tiêu chuẩn độ phân giải phổ biến hiện nay

4 tiêu chuẩn độ phân giải phổ biến hiện nay

  • Màn hình 2K (QHD) độ phân giải 2560×1440 cho phép hiển thị lên 3,5 triệu điểm ảnh, chất lượng hình ảnh sắc nét hơn rất nhiều so với màn hình Full HD
  • Màn hình 4K (UHD) độ phân giải 3840×2160 mang đến hình ảnh siêu sắc nét Với nhà thiết kế đồ họa 3D hoặc thường xuyên render video thì màn hình 3K chắc chắn là trợ thủ đắc lực.
  • Tùy theo yêu cầu của nghề nghiệp, designer có thể lựa chọn màn hình có độ phân giải phù hợp. Nếu bạn là designer mới vào nghề ngân sách còn hạn chế hoặc công việc chỉ liên quan đến thiết kế hình ảnh social, lựa chọn màn hình Full HD cũng đủ đáp ứng độ hiển thị hình ảnh. Còn nếu bạn cần làm việc với các chi tiết nhỏ, màn hình 2K hoặc 4K là lựa chọn phù hợp.

Gợi ý 2 mẫu màn hình đồ họa chất lượng cho designer

ConceptD CP1

  Màn hình đồ họa ConceptD CP1

  Màn hình đồ họa ConceptD CP1

Là một trong những sản phẩm đồ họa chủ lực của Acer, ConceptD CP1 là mẫu màn hình thiết kế giúp xử lý tốt các tác vụ hình ảnh. Màn hình sở hữu độ phân giải FHD, kích cỡ 24inch, tỷ lệ màn hình 16:9 giúp nhà thiết kế dễ dàng làm việc với các chi tiết nhỏ. Không những thế mẫu màn này còn được sở hữu gam màu chuẩn điện ảnh DCI P3 đáp ứng đến 95% không gian màu này, với độ sai màu vô cùng nhỏ Delta E<2. Nhờ đó, designer không cần lo lắng đến việc cân chỉnh màu hay màu bị sai lệch trong quá trình thiết kế so với sản phẩm in ấn. Mẫu màn hình đồ họa chuyên nghiệp này có mức giá dao động từ 7.000.000 – 9.000.000 VND tùy theo kích thước 24inch hay 27inch.

Thỏa sức sáng tạo với ConceptD CP3

Màn hình thiết kế đồ họa ConceptD CP3

Màn hình thiết kế đồ họa ConceptD CP3

Là phiên bản nâng cấp của ConceptD CP1, mẫu màn hình máy tính đồ họa ConceptD CP3 được trang bị công nghệ màn hình vượt trội hơn hẳn. CP3 sở hữu độ phân giải UHD 4K, kích thước 24inch, đạt chuẩn DisplayHDR ™ 400 của VESA mang đến trải nghiệm hình ảnh chân thực, sắc nét, sống động. Dù thiết kế đồ họa đơn giản, 3D hay dựng phim, ConceptD CP3 đều nhẹ nhàng đáp ứng. Khác so với màn hình CP1, CP3 được Acer trang bị tấm chắn màn hình giúp người dùng có thể tập trung và việc thiết kế. Mẫu màn hình đồ họa cao cấp này này lên kệ với mức giá 24.000.000 VNĐ, đổi lại bạn không cần phải quan tâm đến việc nâng cấp màn hình trong tương lai cũng như ưu điểm về trải nghiệm hình ảnh mà sản phẩm này mang lại.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách chọn màn hình cho đồ họa phù hợp với yêu cầu công việc.

>>> Những yếu tố không thể thiếu cho một màn hình đồ họa chuyên nghiệp

>>> Đâu là chiếc màn hình cho đồ họa đáng mua nhất hiện nay?

0

writer

The author didnt add any Information to his profile yet